Mẹ chồng dùng tài khoản của con dâu một lần mua online hết 6 triệu, lúc mở gói hàng của bà, tôi sửng sốt
Từ lúc quyết định ở bên nhau, tình cảm của vợ chồng Ngọc lúc nào cũng mặn nồng nên Ngọc cũng cố gắng tôn trọng và hiếu thảo với mẹ chồng. Ngọc coi bà như mẹ ruột mình, không ngại chi tiêu tiền của bản thân cho mẹ chồng. Chỉ cần là mẹ chồng tiêu xài cho bản thân bà thì cô sẽ không nói gì.
Ngọc và chồng quen nhau khi làm việc. Hai người rất hợp nhau, nói chuyện ăn ý nên rất nhanh yêu và kết hôn. Sau kết hôn, mẹ chồng nói sẽ dọn đến sống cùng vợ chồng Ngọc. Mới đầu Ngọc có lo lắng một chút, bởi trước kết hôn mẹ chồng chưa từng nói sẽ sống chung. Nhưng Ngọc nhận ra mẹ chồng đối với mình cũng không tệ. Bà tốt bụng, không khi nào nói gì làm khó Ngọc, điều này khiến cô thở phào nhẹ nhõm.
Chỉ là dưới chồng còn có 1 em trai. Điều kiện của chú em trai này so với vợ chồng Ngọc kém hơn nhiều. Trình độ học vấn thấp, đang học dở Trung học thì chú ấy tùy hứng cùng bạn bè nghỉ học. Công việc hiện tại cũng không ổn định, nhiều lần đổi việc, thu nhập lại kém. Mẹ chồng lo lắng con trai nhỏ ăn không ngon nên thi thoảng sẽ cho chú ấy không ít tiền tiêu xài. Bản thân chồng Ngọc cũng hay trợ cấp tiền cho em trai. Đối với chuyện này, Ngọc không ý kiến gì nhiều.
Gần đây, mẹ chồng Ngọc được 1 vài người bạn dạy cho việc mua hàng trực tuyến (shopping online). Bà hớn hở khoe với Ngọc việc mua hàng online rất thuận tiện, vừa tiết kiệm thời gian, còn săn được những món hàng khuyến mại. Ngọc nghe vậy cũng ủng hộ mẹ chồng sau này mua online nhiều hơn. Cô còn liên kết trực tiếp tài khoản mua sắm của mẹ chồng với tài khoản ngân hàng của mình. Nhưng chưa được vài ngày, Ngọc phát hiện mẹ chồng vừa dùng tài khoản của cô để mua hàng với giá trị lên tới 6 triệu. Ngọc cảm thấy con số này hơi lớn nên buổi tối ăn cơm xong liền hỏi mẹ chồng đã mua gì. Mẹ chồng nói mua quần áo, còn giải thích là quần áo mùa đông, dày dặn nên khá đắt. Bà còn nói cảm thấy xấu hổ vì đã tiêu nhiều tiền.
Ngọc nghĩ thời tiết ngày càng lạnh, mẹ chồng mua quần áo dày để giữ ấm, đắt một tí nhưng cũng tốt nên không nói gì nữa. Nhưng lúc hàng được gửi tới, mẹ chồng không có nhà nên Ngọc ra nhận thay. Khi ấy cô mới biết đó toàn là đồ mua cho chú em chồng. Sau đó tìm hiểu thêm Ngọc mới tá hỏa hóa ra toàn bộ hàng hóa mẹ chồng mua online từ trước đến nay đều là cho con trai nhỏ của bà, một thứ cũng không mua cho bản thân. Một mặt Ngọc thương cho mẹ chồng, không nỡ tiêu 1 đồng cho chính bà nhưng đồng thời cũng thấy không vui. Dù sao bà làm như thế cũng là lừa gạt Ngọc, dùng tiền của cô để tiêu xài cho người khác.
Tất nhiên Ngọc không phải là người hẹp hòi. Cô có thể để mẹ chồng mua một vài thứ cho em chồng, miễn là trong phạm vi giá trị chấp nhận được. Người một nhà thì không nên tính toán làm gì. Nhưng mẹ chồng một tháng tiêu rất nhiều, quần áo toàn tiền triệu nên Ngọc thấy khó chịu. Những đồng tiền mẹ chồng mua dù sao cũng là Ngọc vất vả làm việc, tích cóp mới có được. Vấn đề là Ngọc không biết nên mở miệng nói với mẹ chồng thế nào. Cô chỉ sợ vì chuyện này mà quan hệ mẹ chồng - nàng dâu gặp rắc rối. Nhưng cô cũng phản đối việc mẹ chồng tiếp tục hành xử như vậy. Tóm lại Ngọc thấy thật sự khó xử.
***
Tất nhiên người một nhà không nên quá chi li tính toán nhưng như Ngọc nói, nếu mức chi tiêu của mẹ chồng cho em chồng ở mức có thể chấp nhận được, cô có thể bỏ qua. Tuy nhiên, đồng tiền nào cũng quý và có được trên mồ hôi công sức của bản thân thì Ngọc trân trọng đồng tiền, cũng là trân trọng thành quả lao động của mình. Mỗi người đều có gia đình nhỏ cần chăm lo vun vén, Ngọc có thể trợ giúp em chồng nhưng không có nghĩa vụ phải “nuôi” chú ấy. Hơn nữa mỗi tháng mẹ chồng và chồng Ngọc đều đã đỡ đần chú ấy thì tại sao đến Ngọc cũng phải cung phụng cho người em không ổn định này? Ngọc nên chọn khoảng thời gian mà tâm lý của cô và mẹ chồng đều tốt nhất để nhỏ to tâm sự với mẹ chồng, để mẹ hiểu cái khó của cô và cũng để bà thấy không phải cứ bao bọc em chồng như vậy là tốt cho chú ấy. Dẫu biết khi phụ nữ bước vào hôn nhân, phải dung hòa nhiều mối quan hệ với nhà chồng nhưng cũng đừng vì chuyện này mà làm ảnh hưởng đến gia đình nhỏ của mình.
BÌNH LUẬN